Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

pháp khí đạo gia ( tiếp theo )



Pháp khí ướng lượng

pháp khí này dùng để đựng các pháp khí khác khi hành sự .... nhưng nếu cần kíp túi pháp khí này cũng biến thành 1 vũ khí lợi hại.... Trừ tà khử yêu ... trảm đạo tà sư ... đều đc....


kiếm gỗ 
Kiếm gỗ đc dùng trong nhiều việc trãm tà ... khử yêu....và cũng đc dùng trong nhiều nghi thức của đạo giáo

thất tinh kiếm


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

chùa viên giác

Mỗi lần viếng chùa Viên Giác là lòng mang 1 cảm giác an bình, tinh thần nhẹ nhàng, thư thái.
Ấn tượng đầu tiên là được gửi xe ở đường hẻm cạnh chùa, do các Phật tử tổ chức, không thu tiền gửi xe. Chỉ vào những ngày lễ lớn, là hết chổ, phải gửi ở các nhà dân xung quanh
Xung quanh không 1 bóng hàng rong, ăn xin, cũng không người bán nhang đèn, sách bói toán. 
Bạn chỉ được thắp nhang ở sân trước (nhang đã được để dành sẵn, không) - 1 nén nhang trước tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và 1 nén nhang trước ngọn tháp. Mình nghĩ đây chính là điều hay, không như ở nhiều nơi khác, vừa thắp hương lễ Phật mà nước mắt chảy ròng ròng vì khói, vừa phải đề phòng bị thủng áo.
Trước khi vào chính điện, bạn cần phải để giày dép bên ngoài cầu thang, như phủi bỏ hết những bụi trần, bước vào 1 chốn bình an nhất


Một trong những ấn tượng cao đẹp ấy là hình ảnh ngôi chùa với chiếc mái cong cong hòa quyện vào cảnh vật thiên nhiên khi nắng chiều chợt tắt hoặc những lúc sương sớm quyện mờ. Nơi ấy đã từng làm thức tỉnh biết bao tâm hồn. Mái chùa tượng trưng cho những gì cao quý nhất trong cộng đồng dân tộc, nhưng cũng còn tùy thuộc vào nét thẩm mỹ của nó. Không gian tĩnh mịch ấy, không những ở nơi thôn dã xa xôi hay ở vùng núi rừng hẻo lánh mà ngay cả trong lòng đô thị náo nhiệt cũng đã tiềm ẩn ở những ngôi chùa như thế, điển hình như chùa Viên Giác. Chùa Viên Giác hiện tọa lạc tại số 193 Bùi Thị Xuân – Phường 1 – Quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh, do Hòa thượng Thích Hồng Tịnh khai sáng vào năm 1955.  
        
Trước đấy, Chùa chỉ là một cái am nhỏ vì Ngài cất lên để ẩn tu nên có tên là Ðộc Giác. Sau do nhu cầu tín ngưỡng cộng thêm tâm Bồ Ðề dõng phát, Ngài đã kiến tạo một cách quy mô hơn. Từ đấy, Chùa được đổi tên là Viên Giác, có ý nghĩa là sự giác ngộ tròn đầy (tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn). Sau khi Ngài viên tịch, vì không có người kế thế nên những người thân tín tạm lo việc hương khói và thờ cúng. Mãi đến năm 1976, Chùa mới thỉnh Thượng tọa Thích Minh Phát về điều hành Phật sự. 
        
Hai mươi năm sau tức năm 1996, vì sức khỏe của Thượng tọa yếu kém, bệnh không thuyên giảm nên Chùa thỉnh Ðại đức Thích Lệ Trang về trụ trì. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng Chùa vẫn không tránh khỏi sự tàn tạ theo thời gian và nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng Phật tử  ngày càng cao, nên vào đầu mùa xuân năm Tân Tỵ (2001), Ðại đức Thích Lệ Trang cho khởi công trùng hưng ngôi Tam Bảo. Công trình do KTS. Huỳnh Tấn Phát thiết kế kỹ thuật; Công ty Hồng Bảo, KS. Nguyễn Văn Dũng và KS. Nguyễn Văn Tuấn giám sát thi công; ÐKG. Bàng Nghiêu Dân cố vấn mỹ thuật; Công ty Quốc Anh là đơn vị thi công và KS. Ngô Văn Lợi trực tiếp quản lý – điều hành công trình. Ròng rã mưa nắng hơn một năm, công trình đã trải qua biết bao khó khăn vất vả, ngôi Tam Bảo mới được thành tựu. 
        
Vừa bước vào cổng tam quan, cảnh trí đầu tiên hiện ra là một ngôi chùa được xây dựng theo bố cục hình chữ  Sơn, có mái cong trung hòa vào nét  góc, cung tròn tạo thành những đường lượn mềm mại nhẹ nhàng uyển chuyển làm lộ rõ dáng kiến trúc xây dựng truyền thống. Tuy được phối hợp với những nét kiến trúc Á Ðông và kỹ thuật hiện đại, nhưng Chùa trông rất cổ kính và uy nghiêm, nào kèo cột chồng diêm, nào rui mè đỡ mái, kết cấu giống như kiểu nhà rường Việt Nam. 
        
Sau khi bước lên những nấc thang đứa gót vào Phật điện, ta được chiêm ngưỡng Ðức Di Lặc tôn trí trước “bái đường” với nụ cười hoan hỉ, chủ ý nhằm nhắn nhủ mọi người hãy cười như nụ cười của Ðức Di Lặc và hãy bỏ đi những điều mà người thế gian không muốn bỏ. Tượng được khắc họa theo tư thế Tam Ða (Phước – Lộc – Thọ). Tiến vào trong là một lớp cửa “Thập Nhị Thời Thần” – Thần chủ của 12 con giáp cũng là 12 vị thần Ðại Dược Xoa Tướng trong pháp hội Dược Sư được chạm trổ khá công phu và tỉ mỉ. Ðiện Phật được ảnh hiện bởi Ðức Bổn Sư trong tư thế chuyển pháp luân, xung quanh thân quang có bảy vị hóa Phật với nghệ thuật hòa quang hiện đại, khiến ta cảm thấy các Ngài như chợt ẩn chợt hiện trong mây bởi những ánh đèn lung linh huyền ảo. 
        
Nếu ở trước Ðức Phật, ta đang say sưa cung kính thổ lộ nỗi lòng của mình bởi gương mặt từ bi hiền lành, thường ban sự vô úy, dễ gần gũi và dễ cảm mến của Ngài thì chắc ta không khỏi sửng sốt giật mình khi nhìn sang những pho tượng “ Thập Bát La Hán ” ở hai bên Phật điện. Có Ngài thì tỏ ra oai phong lẫm liệt, có Ngài thì tĩnh tọa điềm nhiên ... Nhưng điều đáng chú ý nhất là nghệ thuật tạo hồn đã khiến cho các pho tượng toát ra vẻ sống động tựa như người thật. Ngoài ra, mỗi tượng đều có những dấu chỉ của cơ thể mang tính cách biểu trưng gắn liền với cuộc đời và phẩm hạnh của chủ thể như tượng tôn giả Xá Lợi Phất cầm chiếc linh tiêu biểu cho trí tuệ đệ nhất, tôn giả Phú Lâu Na cầm quyển kinh tiêu biểu cho thuyết pháp đệ nhất ... Có thể nói là tác phẩm mỹ thuật này đã được hoàn chỉnh trên hai phương diện : Cơ thể học và thấu thị học. 
        
Phía sau Phật điện là Tiếp Dẫn điện. Ở đây, Ðức Phật A Di Ðà được tôn trí đang trong tư thế tiếp dẫn, xung quanh là những linh vị được bố trí theo thứ tự trông rất đẹp mắt. Phía dưới Phật điện là Phạm Âm đường, nơi giảng kinh thuyết pháp; hai bên là Ðông đường (Khai Sơn đường) và Tây đường (Ngũ Quán đường); bên ngoài là hai gác vọng thờ hai vị bồ tát là Thiên Thủ Thiên Nhãn và Ðịa Tạng, tạo nên nét thẩm mỹ hài hòa và cân đối. 
        
Trong kiến trúc Phật giáo, khi nói đến chùa, người ta thường hình dung ra  tháp. Vì chùa và tháp là hai thực thể luôn gắn liền nhau trong lối kiến trúc đặc trưng của Phật giáo. Tại đây, Ðẳng Quan tháp được xem như là một thế giới riêng, có vị trí ở góc Tây Bắc trong khuôn viên Chùa. Tháp gồm ba tầng, tám mặt, bảy mái, cao 21 mét và toàn bộ được lợp bằng ngói gạch lưu ly màu xanh vàng, vách được cẩn bằng gạch lưu ly với nét điêu khắc hình Phật và Bồ tát. Phía trước là đỉnh hương bằng đồng được chạm khắc bài minh bằng nét Lệ Thư với nội dung vô cùng cô đọng. 
        
Thượng tầng là Từ Ý Các thờ Xá Lợi Phật, có treo một phạm chung cao 1m90 và nặng 750 kg. Trung tầng là Pháp Bằng Các, tàng kim thân Phật Thích Ca, Ða Bảo cùng kinh Ðại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa. Hạ tầng là Phước Nghiêm Các thờ chân tướng và linh cốt Cố Thựong toạ Thích Minh Phát. 
        
Những lúc trời trong xanh  với những đám mây trắng bồng bềnh hay những lúc trăng tròn soi bóng; nhìn ngôi chùa Mái cong vươn nét nhẹ nhàng như ngư long vờn nguyệt. Chuông báu ngân vang diệu điển tợ thường chuyển pháp luân. Hoàng kim trang sức đỉnh, ngọc trắng điểm tô đài. Chư Phật, Bồ Tát và La Hán ảnh hiện trong ánh quang minh như đang diễn nói pháp âm giải thoát. Ðặc biệt, nếu đứng từ  thượng tầng của tháp nhìn xuống, ta sẽ thấy được toàn bộ quần thể kiến trúc của Chùa. Hơn nữa, ta cũng thấy trên những thảm cỏ xanh mượt, những khóm hoa được tô điểm và những ngọn cau ngả bóng lung linh trông như một bức tranh thủy mặc thật sống động. 
        
Nhìn chung, chính sự hài hòa giữa phong thái kiến trúc và màu sắc đã làm cho tâm linh con người trở nên trầm tĩnh, có cảm giác an lạc thanh tịnh từ thế giới nội tâm cho đến ngoại cảnh. Ta còn thấy đồ án trang trí,vị trí của những pháp vật, phong cách thờ cúng ... đều toát ra vẻ hài hòa và thật sự tạo được cảm xúc về nghệ thuật thẩm mỹ, tuy tráng lệ nhưng không quá kiêu sa, tuy linh hoạt nhưng không đến nỗi phóng túng và tuy đường nét khắc họa công phu nhưng không đến nỗi cầu kỳ thái quá. Tuy được tiếp thu theo lối kiến trúc của nhiều thời đại, nhưng Chùa đã được sáng tạo theo một phong cách mỹ thuật riêng. Từ bao đời, sự thể hiện cảnh quan luôn gắn liền và đặc tả tư tưởng – nhân cách của người tăng sĩ. 
        
Mái chùa là nét văn hóa của dân tộc, là tâm hồn của Phật giáo. Tuy nhiên, trong nét văn hóa và tâm hồn ấy phải có “ thể chất ” của nó. Thể chất ấy chính là nếp sống đạo hạnh của chư tăng, ảnh hưởng không nhỏ đối với việc giáo hóa quần chúng. Ở đây, tăng chúng tuy không đông, đa phần là những thầy trẻ tuổi của đủ mọi miền trên đất nước, có lý tưởng và tinh thần trách nhiệm cao. Có thể nói, các vị ấy là những người “ chịu ” khép mình vào qui củ của thiền gia và phong cách hành xử rất thấm đượm giáo huấn của tùng lâm. Mọi người đều sống trong tinh thần tự giác, có hệ thống sinh hoạt và tư tưởng nhất quán từ trên xuống dưới, cho dù là những người mới tập sự xuất gia. Thật như người xưa đã từng dạy: “ Văn và Chất là những thứ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người ” ! 
       
Khi tôi mãi say sưa với vẻ đẹp chan hòa ấy, bỗng dưng tôi nhớ lại một nhà thơ nào đó đã từng khắc họa : 
                                                    
                                                    Sóng mây đuổi nắng vươn dài
                                        Tiếng chim quần hội trăng ngoài tháp chuông
                                                    Khói chiều như lụa phơi sương
                                        Thời kinh Viên Giác bụi đường bến hoa
                                                    Trăng rằm ngọn nước phù sa
                                                 Hỏi đây dòng đục, đâu là bến trong ? 

        
Vừa lúc ấy, màn đêm cũng bắt đầu buông. Ðèn đã được thắp sáng ở các điện đường. Vầng trăng thượng tuần từ từ rạng chiếu trên cổ lầu, làm lộ rõ chiếc mái ngói lưu ly cong cong với những hoa văn chợt ẩn chợt hiện, trông như thật thật hư hư. Tiếng chuông thức tỉnh lại vang lên, hòa vào đó là những lời kinh, giọng điệu tán tụng thâm trầm sâu lắng, nghe như một bản nhạc đang đánh thức lòng người, hãy mau tìm lại bản tánh giác ngộ sẵn có nơi mình.







































chùa vạn phật

gôi Chùa này do Hòa thượng Thích Diệu Hoa và Hòa thượng Tăng Đức Bổn thành lập vào năm 1959 làm nơi tu học, lễ bái cho Tăng Ni và Phật tử người Hoa ở thành phố và các tỉnh lân cận. Vị trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Truyền Cường, người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã tổ chức một đợt đại trùng tu ngôi chùa kéo dài 10 năm, từ năm 1998 đến ngày 09-6-2008 mới làm lễ lạc thành.






































Bước vào chùa, điện thờ tầng trệt tôn trí tượng Bồ tát Địa Tạng và bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà cùng 2 vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí). Hai bên tượng Bồ tát Địa Tạng có tượng Tôn giả Đạo Minh và Trưởng giả Văn Công. Tầng 1 có điện Đại Bi tôn trí 2 bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm, hai bên có tượng Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ. Tầng 2 thờ đức Phật Dược Sư và 2 vị Bồ tát Nhật Quang, Nguyệt Quang. Điện thờ chính đặt ở tầng 3. Án thờ giữa ngôi đại điện tôn trí tượng đức Phật Tỳ Lô Giá Na ngự trên tòa sen ngàn cánh, trong mỗi cánh sen có một vị Phật. Phía trước thờ 5 vị : Ở giữa thờ đức Phật Thích Ca, hai bên thờ 2 vị Phật A Di Đà, Dược Sư và 2 vị Bồ tát Quán Thế Âm, Địa Tạng. Án thờ hai bên ngôi đại điện tôn trí tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Trên vách tường chung quanh ngôi đại điện thờ một vạn tượng Phật (kinh Vạn Phật). Trước ngôi đại điện có đại hồng chung và trống (năm 2004) và 3 tấm biển đề : Phổ Quang Minh Điện, Diệu Trí Văn Thù và Đại Hạnh Phổ Hiền. Vách ngoài ngôi đại điện gắn 26 bức tranh lớn vẽ 18 vị A La Hán, 2 vị Tổ Ca Diếp, A Nan và 6 vị Tổ Thiền tông Trung Hoa. Hệ thống tượng thờ và sự bài trí, trang trí của chùa thật trang nghiêm và tuyệt đẹp !
 50 năm qua, chùa là trung tâm tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo quận 5 nhằm cứu trợ những vùng đồng bào gặp phải thiên tai; giúp đỡ các Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi; giúp đỡ những người lỡ đường  ... Chùa cũng là trung tâm tu học, thuyết giảng Phật pháp cho đông đảo Phật tử hàng tuần không chỉ  người Hoa mà còn có cả nhiều người Việt nữa.