Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

ăn chay

Cuộc sống của người tu hành là 1 bậc công phu, là 1 công đoạn để mà bản thân từ bỏ cái gọi là thích - ham - thèm .

Phật giáo ở đây tức là Phật giáo Đại thừa bởi Tiểu thừa cho phép tăng ni được ăn mặn, ăn chay chỉ là khuyến khích và tùy công phu thanh tịnh của mỗi người. Vì Phật giáo coi việc sát sinh là tội lỗi lớn nhất nên không bao giờ chấp nhận việc ăn thịt động vật, dù là máu nóng hay máu lạnh hoặc ác chất có liên quan đến động vật như mỡ, sữa. Ngay cả các loại trứng công nghiệp được sản xuất không có mầm sống, tức là không phải sinh vật cũng không được Phật giáo chấp nhận.
Sữa động vật tuy không phải là sinh vật nhưng có chứa nhiều protein động vật nên cũng nằm trong danh mục bị hạn chế tối đa. Trong trường hợp bị bệnh nặng hoặc mất sức khỏe thì có thể dùng ít nhiều sữa động vật để cơ thể mau phục hồi nhưng sau đó không nên dùng nữa. Hiện nay không chỉ giới tăng lữ mà rất nhiều Phật tử muốn theo chế độ ăn chay trường hoặc ăn chay định kỳ, thậm chí chỉ ăn chay vì ý thích hoặc cảm thấy lạ miệng. Do vậy khuynh hướng ăn chay trên thế giới cũng chia ra làm nhiều hình thức:
1- Ăn chay bằng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhưng có uống sữa và ăn trứng gia cầm, kể cả những loại hải sản máu lạnh.
2- Ăn chay bằng thực phẩm nguồn gốc từ thực vật nhưng không ăn thịt động vật kể cả hải sản, bao gồm cả việc không ăn trứng gia cầm và không uống sữa động vật.
3- Ăn chay hoàn toàn, tức là chỉ sử dụng các thực phẩm bắt nguồn từ thực vật. Chế độ này đã được đa số người Đông phương tuân theo.
Ăn chay chỉ phổ biến ở Trung Quốc kể từ đời nhà Lương do sự thúc đẩy và hoằng dương Phật pháp của Lương Võ đế Tiêu Diễn. Thế nhưng trước thời kỳ đó, người ta đã biết đến việc ăn chay bằng thực vật đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người rồi, tuy nhiên không có hệ thống và cũng không phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay khoa học cũng đã từng chứng minh hai hàm răng của loài người không phải để dùng ăn thịt động vật mà chủ yếu răng hàm bằng phẳng là có tác dụng nghiền nát thực vật giống như những loài động vật không ăn thịt mà thôi. Đối với những loài động vật ăn thịt như hổ, báo, cá sâu, v.v... hàm răng chúng khác hẳn, rất bén nhọn để xé thịt và trong dạ dày tiết ra rất nhiều chất cường toan đặc biệt giúp cho sự tiêu hóa hoàn tất. Trong khi ấy kể từ khi con người sử dụng thịt động vật thì hình như bệnh tật tăng lên gấp nhiều lần so với khi người tiền sử còn dùng thực vật.
Đối với Phật giáo ngày nay, đương nhiên là theo chế độ ăn uống thứ 3 nhưng dần dần cũng có những du di rộng rãi và trong vài trường hợp chấp nhận chế độ ăn uống thứ 2, không quá câu chấp như trước nữa. Trong nội bộ Phật giáo cũng chia làm nhiều trường pháp, điển hình là Đại thừa, Tiểu thừa và hiện nay có chi phái Làng Mai chấp nhận cho tăng ni Phật tử được ăn trứng gà công nghiệp (tức là không có mầm sống). Tuy nhiên việc này cần phải cẩn trọng chú ý ăn ở liều lượng vừa phải để tránh tăng cholesteron và những bệnh nhiễm khuẩn khác.
Một vấn đề khác được đặt ra đối với Phật giáo, đó là các thức ăn “chay giả mặn” bằng hình thức dùng bột thực vật rồi pha màu cho giống như cá, thịt, trứng, v.v... Một số người có quan điểm rộng rãi cho rằng làm như vậy cũng không sao bởi “chay hay không chay là do Tâm” và những loại thức ăn “giả chay” đó sẽ khuyến khích những người thích ăn chay, lại giúp cho những người thích ăn mặn trở nên ưa thích món chay, dần dần sẽ loại bỏ mà thiên về ăn chay thuần túy.



bữa ăn thanh đạm :) của chấn quang

1 nhận xét:

  1. Cháu xin mạn phép nói câu này mong thầy xem xét. Cái "giả chay" mà thầy nói có phải là tâm vẫn chưa thanh tịnh k thầy, có người nói với cháu là tâm đã chay thì tại sao phải nặn thành hình những con đó, có phải họ vẫn ham muốn thứ đó thưa thầy.cảm ơn thầy

    Trả lờiXóa